Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Lệnh cấm nhập khẩu uranium của Nga 'gây bão' trên thị trường năng lượng
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Trung Quốc mưu đồ thống trị Ấn Độ Dương?
Trung Quốc tuyên bố sẽ điều động thêm tàu chiến, tăng cường sự hiện diện hải quân ở Ấn Độ Dương, một động thái được các chuyên gia nhận định là nhằm “thống trị” vùng biển này.

 



Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc - Ảnh: Reuters

 

Trong cuộc họp báo hôm 29.1, ông Dương Vũ Quân, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc, tuyên bố Trung Quốc sẽ tăng cường triển khai nhiều tàu chiến đến Ấn Độ Dương, theo AFP.

 

Nhưng ông Dương nói giảm về các hoạt động của hải quân Trung Quốc ở Ấn Độ Dương, cho rằng “những hoạt động này là bình thường và không cần phải nói nhiều nữa”.

 

“Kể từ năm 2008, Trung Quốc triển khai nhiều loại tàu khác nhau đến vịnh Aden để tham gia các sứ mệnh hộ tống và chống hải tặc quốc tế. Chúng tôi đã thông báo với các quốc gia có liên quan về những sứ mệnh hộ tống của tàu hải quân PLA (Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc), bao gồm tàu ngầm”, ông Dương cho hay.

 

“Trong tương lai, quân đội Trung Quốc sẽ gửi thêm nhiều loại tàu hải quân khác nhau đến thực hiện các sứ mệnh hộ tống tùy theo tình huống và yêu cầu để hoàn thành nhiệm vụ”, ông Dương cho biết thêm.

 

Theo nhận định của tạp chí The Diplomat (trụ sở ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản), sự hiện diện của tàu ngầm Trung Quốc ở Ấn Độ Dương khiến cho Ấn Độ phải quan ngại.

 

Các quan chức Ấn Độ từng nhấn mạnh rằng việc Bắc Kinh triển khai tàu ngầm đến Ấn Độ Dương sẽ vượt qua “một lằn ranh đỏ” và kích ngòi một cuộc chạy đua vũ trang hải quân trong khu vực.

 

Chuyên gia người Mỹ chuyên nghiên cứu về Trung Quốc, bà Shannon Tiezzi, cho biết nhiều nhà phân tích Ấn Độ và phương Tây tin rằng Trung Quốc đang theo đuổi một chiến lược hải quân dài hạn nhằm thống trị Ấn Độ Dương.

 

Hãng tư vấn Mỹ Booz Allen Hamilton hồi năm 2005 từng gọi chiến lược này của Trung Quốc là chiến lược “chuỗi ngọc trai”, theo đó Bắc Kinh sẽ mở rộng sự hiện diện hải quân bằng cách xây dựng những cảng dân sự dọc theo bờ biển hướng ra Ấn Độ Dương. Nhưng những cảng dân sự này có thể biến thành quân cảng và phục vụ cho tàu chiến của hải quân Trung Quốc nếu cần thiết.

 

Trung Quốc đầu tư mạnh vào xây dựng cảng Gwadar ở Pakistan thường được trích dẫn làm một ví dụ điển hình cho chiến lược “chuỗi ngọc trai”, và Bắc Kinh cũng đầu tư mạnh vào các cảng ở Sri Lanka, Bangladesh và Myanmar.

Bắc Kinh cố đánh lạc hướng Ấn Độ và phương Tây, luôn miệng gọi chiến lược “chuỗi ngọc trai” là “con đường tơ lụa”, theo The Diplomat.

 


Các tàu chiến Trung Quốc trong một cuộc tập trận - Ảnh: Reuters

 

Chuyên gia Prem Mahadevan, thuộc Trung tâm Nghiên cứu An ninh (Thụy Sĩ), cho hay: "Về trung hạn, nhiều quốc gia ở vùng Ấn Độ Dương sẽ không thể nào chấp nhận được sự hiện diện hải quân của Trung Quốc trong khu vực”.

 

“Tuy nhiên, về dài hạn, chính phủ những nước ở vùng Ấn Độ Dương có thể phải chấp nhận sự hiện diện hải quân của Trung Quốc ngày càng gia tăng vì không muốn hủy hoại các thỏa thuận thương mại với Bắc Kinh”, theo ông

Mahadevan.

 

Kể từ năm 2008, Trung Quốc bắt đầu mở rộng Hạm đội Nam Hải, một trong số ba hạm đội hiện tại của nước này. Theo ông Mahadevan, Bắc Kinh đang trong tiến trình tạo ra một hạm đội thứ tư đặt căn cứ tại đảo Hải Nam (Trung Quốc), bao gồm hai đội tàu sân bay vào năm 2020.

 

Nếu được hình thành, hai đội tàu sân bay của Trung Quốc sẽ hoạt động ở Ấn Độ Dương và đe dọa cả thế độc tôn của hải quân Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Sự hiện diện của hai đội tàu sân bay này ở Ấn Độ Dương có thế làm gia tăng nguy cơ xảy ra những vụ đụng độ trên biển, ông Mahadevan nhận định.

 

Những động thái của Trung Quốc kể trên khiến các quốc gia ở vùng Ấn Độ Dương đặt nghi vấn về tuyên bố “trỗi dậy hòa bình” của Bắc Kinh.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Lệnh cấm nhập khẩu uranium của Nga 'gây bão' trên thị trường năng lượng (03-05-2024)
    Phương Tây tiếp tục viện trợ vũ khí cho Ukraine, Nga phản ứng mạnh (03-05-2024)
    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du châu Âu (03-05-2024)
    Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung (01-05-2024)
    Trung Quốc chạy thử nghiệm tàu sân bay thứ ba (01-05-2024)
    Haiti có Thủ tướng mới (01-05-2024)
    Israel không chấp nhận yêu cầu chấm dứt chiến tranh (01-05-2024)
    Israel sẽ tấn công vào Rafah bất kể có đạt được thỏa thuận ngừng bắn hay không (30-04-2024)
    Ukraine dùng tên lửa Mỹ tấn công cầu Crimea? (30-04-2024)
    Ukraine 'thách thức' Mỹ khi vẫn tấn công nhà máy lọc dầu Nga? (30-04-2024)
    Thái Lan thu hút lượng lớn khách du lịch Trung Quốc (30-04-2024)
    Mỹ và Anh kêu gọi phong trào Hamas cân nhắc đề xuất ngừng bắn 40 ngày (29-04-2024)
    Mỹ-Saudi Arabia gần hoàn tất thỏa thuận về bình thường hóa quan hệ với Israel (29-04-2024)
    Ngoại trưởng Ai Cập: Chỉ có Mỹ mới có thể phá vỡ vòng xoáy bạo lực ở Gaza (29-04-2024)
    Đức bắt đầu xét xử vụ án âm mưu đảo chính bạo lực, tấn công Quốc hội (29-04-2024)
    Ukraine tuyên bố phá hủy hai đoàn tàu nằm sâu trong lãnh thổ Nga (29-04-2024)
    EU tuyên bố người châu Âu sẽ 'không hy sinh vì Donbass', nhưng khẳng dịnh hỗ trợ Kiev (29-04-2024)
    Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm? (27-04-2024)
    Mohamed Salah cãi nhau với Jurgen Klopp (27-04-2024)
    Australia công bố khoản viện trợ mới trị giá 100 triệu AUD cho Ukraine (27-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Triều Tiên "vui vẻ" không cần Trung Quốc vì có Nga? (01-02-2015)
    Lãnh đạo Mỹ cấp tập công du châu Á (01-02-2015)
    EU ép Hy Lạp như Nga siết nợ Ukraine? (01-02-2015)
    Họa xa khó tránh (31-01-2015)
    Lý do Tổng thống Mỹ không thể giải tán trại giam Guantanamo? (31-01-2015)
    Châu Âu tiếp tục trừng phạt Nga, nhưng… (31-01-2015)
    Nga đề phòng Trung Quốc lăm le Viễn Đông (31-01-2015)
    EU giáng thêm đòn mạnh, Nga "giận sôi" (30-01-2015)
    Cả châu Âu chống lại nước Đức (30-01-2015)
    Hy Lạp liệu có vì Nga mà 'phá rối' EU? (30-01-2015)
    Số phận con tin Nhật và Jordan vẫn 'mờ mịt' (29-01-2015)
    Mỹ - Ấn ‘đảo chiều’ và thế trận đối phó Putin (29-01-2015)
    Triều Tiên từng 'đòi 10 tỉ USD' để họp thượng đỉnh với Hàn Quốc (29-01-2015)
    Ông Putin đánh vào mắt xích yếu nhất của phương Tây (29-01-2015)
    "Duyệt binh dọa Nhật Bản, Trung Quốc vẫn chưa trưởng thành" (28-01-2015)
    Mỹ bị cảnh báo chớ xen vào nội bộ Thái Lan (28-01-2015)
    Nga cao tay khiến EU rối loạn (28-01-2015)
    'Mỹ, Ấn có thể liên kết để chống Trung Quốc’ (28-01-2015)
    Cách Ấn Độ hành xử trong vòng tranh giành của tam cường (28-01-2015)
    Phiến quân IS dọa lấy đầu ông Obama (28-01-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152858236.